Nồi cơm điện khi nấu có cơm cháy do đâu?
Nồi cơm điện khi nấu có cơm cháy do đâu?
Tại sao nồi cơm điện lại có cơm cháy?
Nếu bạn từng nấu cơm củi, nấu cơm bằng bếp ga thì sẽ thấy xuất hiện một lớp cơm cháy rất dày, cứng và giòn. Rất nhiều người thích ăn bởi nó thơm và lạ miệng, tuy nhiên cũng có nhiều người không ăn. Vậy cơm cháy do đâu?
Nồi cơm điện có nguyên lý khá giống với việc nấu cơm bằng bếp ga, trừ một số dòng nồi cơm cao cấp như các dòng nồi điện tử, nồi cơm cao tần... Nguyên lý của nồi cơm là phát một nguồn nhiệt ở đáy nồi làm nóng và làm chín cơm.
Nồi cơm có cơm cháy thường là các loại nồi cơm cơ đời cũ, do nồi cơm này không có các rơ le giúp duy trì nhiệt cho nên nhiệt độ ở đáy cao hơn so với mặt trên của nồi cơm. Nhiệt độ cao thời gian dài làm cho phần cơm ở đáy bị làm nóng quá lâu dẫn đến hình thành cơm cháy.
Nồi cơm kiểu mới tiết kiệm điện thì trang bị các rơ le nhiệt rất chính xác, nồi cơm sẽ tự điều chỉnh công suất để nhiệt độ đáy nồi và bề mặt nồi cơm tương đương, làm cơm chín đều nên hạt cơm ở đáy không bị làm nóng thời gian dài được.
Những nguyên nhân khiến nồi cơm có cơm cháy
Nồi sử dụng thời gian dài làm rơ le nhiệt mất độ nhạy
Rơ le nhiệt ở các nồi cơm cơ thường là các miếng hợp kim đặc biệt, có độ nhạy với nhiệt độ rất cao và giá thành cũng không hề rẻ. Cho nên các nồi cơm giá rẻ thường cắt bỏ những bộ phận này để tiết kiệm chi phí.
Rơ le nhiệt có tác dụng tham gia vào quá trình điều chỉnh công suất điện sử dụng cho nồi cơm. Khi nồi cơm đạt nhiệt độ quy định thì rơ le sẽ hoạt động làm cho nồi cơm ngưng sử dụng điện, chỉ khi nào nhiệt độ hạ xuống dưới mức quy định thì mới cấp điện trở lại. Điều này làm cho nồi cơm luôn ổn định nhiệt làm cho cơm chín đều. Rơ le nhiệt hoạt động liên tục nên nếu bạn nấu khoảng vài năm thì sẽ mất độ nhạy